[Tải sách] Combo 4 Cuốn Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến PDF

Taisachpdf.net – Quyển sách Combo 4 Cuốn Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến viết bởi Hương Đỗ (Mẹ Ong Bông) và được phát hành bởi Thái Hà Books.

Combo 4 Cuốn Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến viết về chủ đề Sách Nuôi Dạy Con và được bán với giá 385.750đ. Hãy mua sách để ủng hộ tác giả bạn nhé.

Bạn đang tìm: Combo 4 Cuốn Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến PDF

Thông tin về sách

Công ty phát hành

Thái Hà Books

Năm Xuất Bản

2021

Tác Giả

Hương Đỗ (Mẹ Ong Bông)

,

Hachun Lyonnet (Hà Chũn)

,

Bubu Huong

Kích Thước

15.5 x 24 cm

Bìa

Mềm

Download ebook Combo 4 Cuốn Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến pdf.

Combo 4 Cuốn Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến

Bạn có thể tải sách Combo 4 Cuốn Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến PDF tại đây.

Nội dung sách Combo 4 Cuốn Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến.

 Combo 4 Cuốn Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến

1. Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến

Bạn đã được làm mẹ, được ôm trên tay sinh linh bé bỏng của mình. Hẳn bạn đang rất băn khoăn và trăn trở với hàng ngàn thắc mắc: làm thế nào để giúp bé làm quen với gia đình, bắt nhịp với cuộc sống mới lạ bên ngoài, làm thế nào để hiểu và đáp ứng đúng những nhu cầu của em bé sơ sinh chỉ mới biết dùng tiếng khóc làm công cụ duy nhất để giao tiếp đây. Những câu hỏi cứ liên tiếp nảy ra, bạn cuống cuồng tìm sự trợ giúp và giải đáp từ nhiều nguồn khác nhau, để rồi dễ dàng rơi vào một vòng xoáy sai lầm và một cuộc chiến mệt mỏi trong sự nghiệp nuôi con nhỏ.

Những ngày đầu tiên bạn sẽ cố gắng cho bé bú liên tục, nhằm kích sữa, để con biết đây là mẹ. Đôi khi bạn sẽ đánh thức con dậy để cho con bú khi thấy bé ngủ li bì vì bạn sợ lâu quá con không bú sẽ bị đói. Bạn liên tục tự hỏi: con bú ít thế có đói không? Mình làm như thế có sao không? Con có ngủ được không? Con có nóng không? Con có lạnh không? Và làm thế nào để con tăng cân nhanh nhất có thể. Con tăng cân thế có chậm so với anh, chị, em hay con nhà hàng xóm không?

Khi được 4 tháng tuổi, tự nhiên bạn thấy con bú ít hẳn, con cáu gắt, con ngủ không yên, con dậy đêm nhiều lần. Bạn nghĩ là con đói, hốt hoảng cho con bú mỗi giờ. Con quấy khóc, chỉ có ti mẹ hay cái bình mới có thể cho con ngủ được. Và chỉ khi ngủ con mới chịu ăn. Mỗi giấc ngủ của con chỉ kéo dài 30 phút rồi con choàng dậy và kích động như chưa bao giờ được nghỉ ngơi. Đêm con dậy liên tục, con đòi bú, bạn nghĩ con ngày bú ít chắc cần bú bù, cả đêm bạn chẳng ngủ vì phục vụ “tiếp dưỡng” cho con. Mẹ mệt và cảm giác càng ngày con càng “khó tính”.6 tháng con bắt đầu ăn dặm, con cứ nhè chẳng ăn được bao nhiêu. Bạn quyết cho con nằm ngửa ra bón để chờ trọng lực của tự nhiên giúp thức ăn “rơi” vào bụng con. Sữa cũng vậy – cách duy nhất để uống sữa là nằm ngửa đút thìa, hay tệ hơn là uống bằng xi-lanh. Con vẫn quấy khóc đêm, dậy liên tục. Bạn cảm giác những đêm mất ngủ có lẽ sẽ kéo dài đến vô tận.

9 tháng, cân nặng của con mãi không tăng, con cự tuyệt và sợ hãi với thức ăn. Sữa giờ phải bỏ ra đút thìa. Mà kể cả vậy, một thìa vào bụng con thì một thìa rơi xuống đất. Lãng phí. Bạn thấy thất vọng và bất lực với con.Bạn đọc hơn trăm trang tài liệu ăn dặm, các loại Tây Tàu Nhật Thổ, nhưng dường như con bạn là đối tượng không phù hợp với bất cứ phương pháp nào.

Bạn đọc hơn trăm trang tài liệu ăn dặm, các loại Tây Tàu Nhật Thổ, nhưng dường như con bạn là đối tượng không phù hợp với bất cứ phương pháp nào.

Mười mấy tháng con chào đời, bạn những tưởng con càng lớn sẽ càng dễ, nhưng không, mọi sự trở nên khó hơn. Lúc này, mỗi bữa ăn bạn phải cho con ra đường đi dạo, phải cho ra sân chơi, phải có đồ chơi nếu con ngồi ghế, đi ăn nhà hàng là một cơn ác mộng. Con có thể đòi hỏi nhiều điều không tưởng, và bạn đáp ứng vô điều kiện, miễn là con ăn…Cuối cùng con cũng không muốn ăn. Rồi con ăn vạ, con khóc, con dọa nôn ra thức ăn, và thế là bạn lại tìm mọi cách thực hiện yêu sách miễn là con không ăn vạ, con không nôn kẻo con lại sụt cân…

Bạn những tưởng con qua nấc 1 tuổi sẽ có thể cho bạn một giấc ngủ nguyên đêm, nhưng không, con vẫn thức dậy vài lần, mỗi đêm trằn trọc không ngon giấc. Bạn đi khám mọi bác sỹ dinh dưỡng, uống đủ các loại men tiêu hóa và cảm giác bất lực càng thêm bất lực vì bạn không thể thay đổi tự nhiên, không thể làm con béo, hay con ngủ ngoan…Hơn thế nữa, lúc nào bạn cũng cảm thấy như có thêm cái đuôi bất đắc dĩ, bạn vừa chạy ra ngoài 5 phút thì ở trong phòng đã nghe tiếng khóc nức nở. Bạn đi vào nhà tắm làm công tác bí mật cũng phải có khán giả bất đắc dĩ vừa nhăn mũi vừa nhăm nhăm trèo lên lòng . Lâu hơn chút, bạn cảm giác như mình có thêm ông vua bà chúa con trong nhà, thích gì là phải có ngay lập tức, trái ý là lăn đùng ra đất giãy giụa, tiếng khóc át tiếng bom, thậm chí còn dọa đập đầu vào tường, càng ở chốn đông người thì bạn càng được nghe ca nhạc kịch với âm lượng quá tải.

Bạn thường xuyên trong tâm trạng lo sợ con ngã, con khóc; đôi khi bạn cảm thấy xấu hổ khi thấy người đi đường ngoái lại nhìn rồi xì xào nên lại chạy ra bế, ra ôm và lại đáp ứng mọi nhu cầu của các thượng đế tí hon. Hay thỉnh thoảng khi con bị ngã, bạn liền lập tức ra tay “đánh chừa” này, đôi khi ông bà cha mẹ lại được con “phát” miễn phí vài cái tát, hay vài dấu răng trên tay, trên vai. Những tưởng lớn dần bạn nói con sẽ hiểu, thế nhưng đời đâu như mơ, một ngày đẹp trời, thiên thần nhỏ của bạn chỉ biết nói duy nhất từ “không” đối với tất cả những gì bạn yêu cầu hay đòi hỏi ở con: tắm xong thì nhất quyết không chịu mặc quần áo, không chịu ngồi yên một chỗ để ăn, không chịu cất đồ chơi. Nói nhẹ không được chuyển qua nói nặng rồi ép buộc rồi dọa nạt, thế là ngôi nhà biến thành trận chiến nơi có tiếng la hét quát tháo của mẹ và những cơn nức nở của con…

Cuốn sách Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến không là cẩm nang nuôi dạy để bé ăn nhiều tăng cân nhanh hay dạy bé nghe lời răm rắp, mà giúp bạn hiểu con mình hơn. Giúp bạn hiểu chu kỳ sinh học của con và cách phối kết hợp cuộc sống gia đình với chu kỳ sinh học đó của bé. Hơn thế, cuốn sách còn hướng dẫn bạn cách cho ăn khi con đói, các thông tin kinh nghiệm và các trường hợp thực tế áp dụng thành công của các “bà mẹ tuyệt vọng” khác giúp bạn có thông tin cũng như nghị lực thay đổi cách áp dụng nuôi và dạy con ở gia đình. Suy cho cùng, nuôi không hẳn đã khó, đến đoạn dạy con còn khó hơn nhiều.

Cuối cùng đây là kinh nghiệm đặt những khuôn khổ hợp lý cho từng lứa tuổi, là bài học về tôn trọng trẻ thơ trong những khuôn khổ ấy. Nó sẽ làm cho kinh nghiệm làm mẹ của bạn ngọt ngào hơn và tránh cho con một tuổi thơ nước mắt bên bát cơm.

2. Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến 2 (Quyển 1) – Chào Con – Em Bé Sơ Sinh
 

Các bạn thân mến, dù là người lớn hay trẻ em, thì chúng ta đều là những cá thể khác nhau từ hình thể, kích thước đến những quan điểm, tính cách, thẩm mỹ, cảm nhận và mong muốn không giống nhau. Ngay cả những em bé sinh đôi, dù hình dạng có giống nhau đến thế nào đi chăng nữa, bên trong mỗi em là những nhịp sinh học, nguyện vọng và mong muốn hoàn toàn khác nhau. Mỗi em bé đều là duy nhất, với cân nặng khi sinh khác nhau, có các mốc phát triển đột phá không giống nhau. Các em bé cũng sẽ chấp nhận và ăn những lượng thức ăn không giống nhau, với các chế độ dinh dưỡng riêng biệt và do đó mà các chu kỳ tiêu hoá sẽ dài ngắn khác nhau, tập lẫy, trườn, bò, đi đứng và nói năng cũng sẽ phát triển ở những mốc thời gian khác nhau mà chỉ có bé mới quyết định được – khi bé sẵn sàng. Vì thế, khi nuôi dạy một em bé sơ sinh, xin cha mẹ hãy luôn nhớ rằng: MỌI SỰ SO SÁNH ĐỀU LÀ KHẬP KHIỄNG.

Tải thêm:   [Tải sách] Dạy Con Nên Người Trước Năm 13 Tuổi PDF.

Hãy nhìn bé. Và lấy bé làm cột mốc. Hãy đánh giá sự phát triển của bé, so với chính con vào tuần trước, tháng trước, năm trước. Cách này, cha mẹ không tạo sức ép cho bé và cũng không tạo sức ép cho chính bản thân mình.

Làm cha mẹ rất khó mà cũng rất dễ. Bởi làm cha mẹ là bản năng tự nhiên. Xuyên suốt toàn bộ cuốn sách nuôi dạy con này, chúng tôi luôn đề cao bản năng làm cha mẹ của mỗi người đồng thời cũng tôn trọng tính khí, đặc điểm riêng và cá tính của từng em bé.

Làm cha mẹ thông thái không đòi hỏi các bạn phải có bằng đại học, thạc sỹ hay kỹ sư. Làm cha mẹ thông thái cần ở các bạn thật nhiều tình yêu nhưng quan trọng hơn là sự KIÊN NHẪN, kỹ năng quan sát, khả năng xử lí thông tin một cách có lô-gic; khi đó mọi quyết định liên quan đến bé và gia đình đều có cơ sở chứ không chạy theo trào lưu; khi đó, bạn đang làm chủ cuộc sống gia đình của chính mình.

Đồng hành từ đầu đến cuối của cuốn sách này, bạn sẽ đọc được rất nhiều về NÚT CHỜ và về trình tự sinh hoạt (routine). 

Nút chờ chính là bài học về sự quan sát và kiên nhẫn từ cả phía cha mẹ và bé. Nút chờ là lúc cha mẹ quan sát và học “ngôn ngữ” của con, là lúc cha mẹ tìm ra câu hỏi đúng nhất cho từng tiếng khóc và từng cử chỉ của bé. Nút chờ là bài học quí giá về sự kiên nhẫn với cha mẹ và cả cho bé nữa. 

Trình tự sinh hoạt (routine) chính là việc tạo phản xạ có điều kiện cho bé, giúp bé nhận biết trước được điều gì sẽ xảy ra với chính mình. Từ đó, nếp sống của gia đình có thể theo một chu kỳ nhất định, nhịp nhàng và tương đối ít biến động và ít chao đảo hơn rất nhiều so với sinh hoạt ngẫu hứng.

Chúng tôi sẽ bàn nhiều hơn về nút chờ và trình tự sinh hoạt, cũng nhƣ cách áp dụng những chìa khoá vàng này vào hoạt động hàng ngày của bé ở các chương sau của cuốn sách. Sự chuyển biến từ sinh hoạt tuỳ tiện lộn tùng phèo sang nề nếp sẽ được trình bày qua rất nhiều ví dụ thực tế của các mẹ Việt đã và đang áp dụng hàng ngày.

Và một điều cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng đó là: không có một cặp cha mẹ nào giống nhau. Mỗi chúng ta, bậc làm cha làm mẹ cũng có những hoàn cảnh, quan niệm và tính cách khác nhau, nuôi dưỡng và chăm sóc những đứa trẻ không giống nhau. Thậm chí còn có thể ở những nền văn hoá và môi trường sống rất khác nhau, vì thế, những điều đề cập trong sách này có thể rất có hiệu quả với gia đình này nhưng lại hoàn toàn không thể áp dụng trong gia đình khác. Nhiều cha mẹ có thể kiên nhẫn ru con ngủ hàng tiếng đồng hồ và có những cha mẹ khác lại chấp nhận hướng dẫn bé tự ngủ từ sớm. Nhiều em bé có thể hợp tác với phương pháp để trẻ khóc (CIO) nhưng lại có những em bé khác hoàn toàn khổ sở khi áp dụng phương pháp này. Bởi thế, thông điệp lớn nhất và luôn luôn là nền tảng cho quá trình nuôi dạy con của bạn hãy nên là:

HÃY TIN VÀO BẢN NĂNG LÀM CHA MẸ CỦA CHÍNH MÌNH.

NẾU MỌI CHUYỆN ĐỀU ỔN, KHÔNG SAI KHÔNG HỎNG, ĐỪNG THAY ĐỔI, ĐỪNG SỬA CHỮA.

Một đặc tính chung của tất thảy các bậc cha mẹ là hay lo lắng. Chúng ta hay lo về bệnh tật và những khiếm khuyết có thể đến với con. Khi nghi ngờ, đừng ngần ngại hỏi ý kiến từ các bác sỹ chuyên môn. Còn nếu con vui vẻ, hạnh phúc, thì những vấn đề nho nhỏ cũng không cần quá lo lắng. Không ai hiểu con bằng chính cha mẹ và những người chăm sóc bé. Bản năng làm cha mẹ sẽ được nuôi dưỡng và phát triển khi bạn có sự kết nối và hiểu con.

Đừng sửa chữa khi mọi chuyện đang êm đẹp. Khi con ăn ngoan, ngủ kỹ và phát triển bình thường, dù lịch sinh hoạt của con không giống y như những gì bạn được đọc hay được biết thì cũng đừng quá lo lắng và đừng vội sửa chữa. Hãy chọn những gì phù hợp nhất với hoàn cảnh gia đình bạn và khả năng của con.

Chúng tôi sẽ giúp các bạn cập nhật các thông tin khoa học gần nhất liên quan đến nếp sống, dinh dưỡng và sức khoẻ của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, sự lựa chọn cuối cùng vẫn nằm trong tay của các bạn: những bậc làm cha làm mẹ.

3. Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến 2 (Quyển 2) – Nếp Sinh Hoạt Cho Bé Yêu
 

Những năm trở lại đây, cùng với sự phát hành của hàng loạt các đầu sách nuôi con tự lập và nuôi con khoa học thì khái niệm sinh hoạt E.A.S.Y hay chu kì sinh hoạt Bú – Chơi – Ngủ cũng đã không còn xa lạ với các cha mẹ Việt. Việc áp dụng trình tự sinh hoạt nhất quán cho con ngay từ khi trẻ mới lọt lòng ngày càng được phổ biến và mang đến không ít niềm vui cho nhiều gia đình. Chính vì những thành công của việc áp dụng trình tự sinh hoạt này, nhiều cha mẹ có thêm can đảm mở rộng quy mô gia đình cũng như có thêm những lời khuyên sáng suốt cho bạn bè và người thân. E.A.S.Y là một chuỗi trình tự sinh hoạt (routine) (Xem thêm quyển 1, chương 4, phần Trình tự sinh hoạt) lặp đi lặp lại đơn giản, dễ thực hiện có thể đựợc áp dụng ngay từ ngày đầu tiên bé chào đời. Nó được cố chuyên gia về trẻ sơ sinh Tracy Hogg giới thiệu trong bộ sách nổi tiếng Baby Whisperer và đã trở thành một trong những trình tự sinh hoạt cho trẻ sơ sinh được áp dụng rộng rãi nhất trên toàn cầu. Trong một ngày, từ sau khi thức dậy cho đến khi đi ngủ đêm, một em bé sơ sinh sẽ trải qua các chu trình E.A.S.Y ngắn, đã được định trước, đƣợc lặp đi lặp lại cho đến khi nó trở thành một thói quen – một phản xạ đối với bé. Mỗi một chữ cái trong E.A.S.Y tương ứng với một hoạt động trong chu trình đó, như sau:

Một ngày của bé sẽ là những chuỗi lặp đi lặp lại của nhiều chu kỳ E.A.S.Y. Bé ngủ dậy sẽ được ăn (E), sau đó mẹ cho bé hoạt động (A) rồi bé ngủ (S) và mẹ có thời gian thư giãn (Y). Khi ngủ dậy, bé lại được tiếp tục cho ăn, hoạt động, ngủ và mẹ có thời gian riêng dành cho mình. Cứ như vậy lặp đi lặp lại cho đến khi bé đi ngủ đêm và một ngày của mẹ con kết thúc!

Trình tự sinh hoạt E.A.S.Y này sẽ theo bé từ khi còn lọt lòng cho tới khi chập chững biết đi, khi vào mẫu giáo và thậm chí cả khi đã đi học tiểu học hay lớn hơn. E.A.S.Y là một trình tự sinh hoạt (routine), chứ không phải một thời gian biểu – một lịch trình (schedule).

Rất nhiều cha mẹ đã nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau và gộp chung chúng lại làm một và cho rằng áp dụng E.A.S.Y thật cứng nhắc. Tuy nhiên, chúng lại khác nhau hoàn E.A.S.Y không có gì to tát cả, nó bắt đầu từ khái niệm về qui luật/chu kì/nhịp sinh hoạt. E.A.S.Y giúp con và cả những người chăm sóc bé nắm bắt được những gì sẽ xảy ra trong ngày. Em bé có quyền được biết những gì xảy ra với mình. Những người chăm sóc bé cũng có thể đoán trước được nhu cầu sắp tới của bé khi bé theo một chu kỳ sinh hoạt nhất định. Điều này giúp cho tất cả các thành viên trong gia đình – dù ở bất cứ cương vị nào – đều có thể trở nên chủ động hợn, biết trước được những điều gì sắp đến, mọi việc sẽ diễn ra trôi chảy hơn, ít các biến động bất ngờ hơn và từ đó việc chăm sóc trẻ cũng trở nên dễ dàng hơn. . Đây cũng chính là nền tảng xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau giữa em bé và người chăm sóc, cũng như xây dựng mối liên kết giữa bé và gia đình.

Tải thêm:   [Tải sách] Đồng Hành Cùng Harvard Nuôi Dạy Con Thành Tài PDF.

Ở phần 2 của bộ sách này, nhóm tác giả mời đọc giả cùng tìm hiểu về khái niệm E.A.S.Y và lý do vì sao nó lại thành công đến vậy; cách áp dụng E.A.S.Y cho từng lứa tuổi; những lịch sinh hoạt mẫu và những khúc mắc trong áp dụng E.A.S.Y khi con trải qua các giai đoạn phát triển thể chất và tinh thần. Chúng tôi cũng ghi nhận lại những trường hợp kinh điển và những kinh nghiệm quý báu của các bậc cha mẹ đi trước truyền lại hay những giải pháp tổ chức cuộc sống khoa học khi mẹ quay trở lại đi làm… Xuyên suốt cuốn sách này, với mong muốn nhấn mạnh đến tính chất duy nhất và đặc biệt của từng em bé, chúng tôi cũng không quên đưa ra những giải pháp đặc biệt để cha mẹ có thể tự thiết kế lịch sinh hoạt phù hợp với con và với điều kiện của từng gia đình.

4. Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến 2 – Quyển 3 – Bé Thơ Tự Ngủ – Cha Mẹ Thư Thái
 

Ngủ là một trong những hoạt động quan trọng nhất của quá trình phát triển, nhất là ở trẻ em. Bấy lâu nay ở Việt Nam nhu cầu ngủ ở trẻ không được coi trọng một cách đúng đắn. Trong một hội thảo gần đây của ngành y tế, Bác sĩ Johnathan Halevy, Trưởng Khoa Nhi  Trung tâm phòng khám Family Medical Practice đã chia sẻ tình trạng sức khỏe do thiếu ngủ của trẻ em Việt Nam cần sớm cải thiện. Theo Bác sĩ Johnathan Halevy, tình trạng thiếu ngủ có thể dẫn đến hàng loạt hệ quả nghiêm trọng như tình trạng giảm sút khả năng nhận thức, gây ra các vấn đề về trí nhớ, chức năng vận động, trầm cảm, hành vi và các rối loạn về tâm lý cũng như sự an toàn của trẻ. Có đến một nửa trẻ mầm non và 40% trẻ vị thành niên ngủ ít hơn thời lượng cần thiết mà nguyên nhân phát sinh chủ yếu đến từ sự thiếu coi trọng thời lượng nghỉ ngơi cho các bé từ khi còn nhỏ của phụ huynh.

Ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, não và các chức năng nội tiết. Thậm chí, cơ bắp của chúng ta cũng phát triển ngay trong lúc chúng ta đang ngủ, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Ngủ không đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ kém sẽ gây ra những ảnh hưởng về thể chất, tinh thần, tình cảm, hành vi và nhận thức.

Bé thơ tự ngủ có lẽ là mơ ước của rất nhiều bậc phụ huynh – những ngƣời mà dường như việc nuôi con nhỏ đồng nghĩa với việc ru – bế con liên tục và chứng mất ngủ kinh niên. Để không vướng vào tình cảnh này, nhiều bậc cha mẹ chu đáo đã tìm hiểu từ sớm các thông tin giúp bé có thể tự đi vào giấc ngủ mà không cần đến bầu ngực của mẹ, bàn tay ẵm bế của bà hay lời ru của cha, thay vào đó – đến giờ mẹ làm “thủ tục đi ngủ”, đặt con xuống và bé chấp nhận điều đó. Con tự đi vào giấc ngủ một mình trong cũi của chính mình, thậm chí từ khi bé còn rất nhỏ.

Nghe hoang đường quá phải không các bạn? Nhưng, thực sự điều đó là hoàn toàn có thể thực hiện được.

Em bé tự ngủ là một trong những chủ đề nhạy cảm mà bấy lâu nay tuy được áp dụng rất phổ biến tại phương tây nhưng còn khá xa lạ với các bậc cha mẹ Việt. Em bé tự ngủ hầu như là không thể trong quan niệm của cha mẹ Việt, nhưng một thực tế ngày càng được hình thành và khẳng định rằng một khi những em bé biết tự ngủ, ngủ tự lập mà không cần sự hỗ trợ (ti mẹ, ru ẵm…) có nhiều cơ hội hơn để ngủ đủ theo nhu cầu của mình.

Cha mẹ có biết, một em bé sơ sinh cần ngủ 16-18h mỗi ngày trong 3 tháng đầu đời? Con số này giảm xuống còn 15-16h khi bé chạm ngƣỡng 6 tháng. Và hầu hết các em bé đều cần ngủ khoảng 14h/ngày cho đến hết sinh nhật 3 tuổi của mình. Nếu con bạn thiếu ngủ, dù chỉ 2h mỗi ngày, đến sinh nhật 1 tuổi bé đã thiếu hụt mất hơn 720h nghỉ ngơi. Không những thế, năm đầu đời trẻ phát triển nhận thức và thể chất khi con ngủ, đặc biệt là ở các giấc ngủ lơ mơ – REM, vậy con bạn đã bỏ lỡ bao nhiêu thời lượng để lớn.

Ngược lại với ăn, là một trong những phản xạ tự nhiên và bản năng sinh tồn lớn ở động vật, để đạt được trạng thái thư giãn và nghỉ ngơi, con cần học cách để trấn an bản thân mình, để quên đi môi trường xung quanh và đưa con vào giấc ngủ. Ở các em bé sơ sinh, khả năng giao tiếp và cảm nhận còn hạn chế, việc mệt mỏi được thể hiện bằng sự cáu giận, tiếng khóc mà cha mẹ hay gọi là gắt ngủ, nếu không được đáp ứng kịp thời con sẽ chuyển trạng thái ức chế thần kinh, quá mệt và do đó giấc ngủ mất đi khả năng phục hồi sức khỏe.

Trong những năm phát hành và theo sát các bậc cha mẹ Việt dạy con tự ngủ, chúng tôi đã chứng kiến sự thay đổi khả năng ngủ và việc đáp ứng tốt nhu cầu tự nhiên của một em bé biết tự ngủ so với chính em bé đó, khi con còn bị phụ thuộc vào người lớn để ru ẵm. Chúng tôi cũng nhận thấy không ít sự thay đổi tích cực trong cuộc sống gia đình, tinh thần của cha mẹ và ông bà khi con biết tự ngủ và ngủ đủ, và chính những điều đó là động lực để trong cuốn sách này, chúng tôi có quyết tâm để đi sâu nghiên cứu, ghi chép và truyền tải lại những phương pháp hướng dẫn tự ngủ cho bé thơ!

Đồng hành cùng rất nhiều gia đình, chúng tôi không quên ghi nhận lại những khó khăn tâm lí của các bậc cha mẹ. Chúng tôi khẳng định, trầm cảm hậu sạn là có tồn tại và có thể gây hậu quả đến cuộc sống của gia đình. Chúng tôi hiểu vai trò tham gia của người cha có thể cân bằng cuộc sống rất nhiều khi nuôi con nhỏ. Hơn thế, khi soạn thảo bộ sách này, mong muốn tột cùng của chúng tôi là chia sẻ và xóa bớt những lo lắng cùng các gia đình, để các bậc phụ huynh sẽ trở thành những chuyên gia của nghệ thuật làm “cha mẹ thông thái”.

Chúc các em có những giấc ngủ ngon trong những gia đình hạnh phúc.

Review sách Combo 4 Cuốn Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến.

Đang cập nhật…

Mua sách Combo 4 Cuốn Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến bản quyền ở đâu.

Quyển sách Combo 4 Cuốn Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến hiện được bán với giá 385.750đđ, bạn có thể mua trược tiếp sách tại đây.

Tìm kiếm liên quan

Download Combo 4 Cuốn Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến PDF

Combo 4 Cuốn Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến Hương Đỗ (Mẹ Ong Bông) PDF

Tải sách Combo 4 Cuốn Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến ebook MOBI

Combo 4 Cuốn Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến EPUB

Combo 4 Cuốn Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến full

Combo 4 Cuốn Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến đọc online

Ngày xuất bản: June 27, 2022 @ 12:01 am

Cập nhật lúc 6:30 - 24/05/2023
Sách cùng chủ đề

Bình luận