[Tải sách] Plato Và Con Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán Bar… PDF.

Taisachpdf.net – Quyển sách Plato Và Con Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán Bar… viết bởi Tác giả Daniel Klein và được phát hành ngày 09/2013 bởi Nxb Thế giới.

Plato Và Con Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán Bar… viết về chủ đề Sách Chuyên Ngành và được bán với giá 68.000đ. Hãy mua sách để ủng hộ tác giả bạn nhé.

Bạn đang tìm: Plato Và Con Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán Bar… PDF

Thông tin về sách

Tác giả: Daniel Klein
Nhà xuất bản: Nxb Thế giới
Người dịch: Tiết Hùng Thái
Ngày phát hành 09/2013
Định dạng PDF

Download ebook Plato Và Con Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán Bar… pdf.

Bạn có thể tải sách Plato Và Con Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán Bar… PDF tại đây.

Nội dung sách Plato Và Con Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán Bar….

Plato Và Con Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán Bar…
Plato Và Con Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán Bar… Sáng tạo thêm bên cạnh TRIẾT HỌC một khái niệm mới: TIẾU HỌC, Thomas Cathcart và Daniel Klein đã mở rộng cánh cửa để ánh sáng của rừng cười tràn vào ngôi đền triết học.PLATO VÀ CON THÚ MỎ VỊT BƯỚC VÀO QUÁN BAR… dẫn dắt người đọc vào cuộc du hành vui vẻ và hài hước, qua truyện cười để hiểu lịch sử triết học cổ kim, đưa ra những câu trả lời đơn giản đến bất ngờ cho những ai muốn đi sâu vào bản chất Các Câu Hỏi Lớn mà không bị chìm nghỉm trong lý luận hàn lâm. Từ đây, các nhà tư tưởng lớn từ cổ chí kim như Aristotle, Plato, Descartes Kant, Hegel, Wittgenstein, Sartre… với ta không còn quá xa cách; siêu hình học, siêu triết học, nhận thức luận, triết học tôn giáo hay đạo đức học… với ta không còn nằm ngoài tầm hiểu. ***Nhận định:”Không dễ tìm được món quà hoàn hảo cho những người mà chúng ta yêu mến… Thật tình cờ vì tôi có trên tay Plato và con rái mỏ vịt bước vào quán bar… Sẽ xảy ra điều gì, nếu pha trộn truyện cười, những châm biếm sâu sắc và hài hước vào các bài học lớn của đời sống? Bạn được đọc một cuốn sách thật hay và bạn muốn chia sẻ nó với càng nhiều người càng tốt. Khi nó không thuần túy là truyện cười!”- Orlando Stinel – “Thế giới này dù tuyệt diệu đến đâu,chúng ta cũng chỉ ghé qua trong chuyến thăm ngắn ngủi.Nhưng ngắn ngủi so với gì? Với vĩnh hằng ư?”- Thomas Cathcart và Daniel Klein (Về Vô Tận và Vĩnh Hằng)”Plato và con rái mỏ vịt bước vào một quán bar… Lĩnh hội triết học thông qua truyện cười, của Thomas Cathcart và Daniel Klein là cuốn sách thật sinh động.”- Chicago Sun-TimesMời bạn đón đọc.
Báo chí giới thiệu
Triết gia Plato và thú mỏ vịt rủ nhau đi nhậu SGTT.VN – Nếu bước vào nhà sách mà vô tình cầm lên tay cuốn Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar… (Nhã Nam – NXB Thế Giới, 9.2013) của Thomas Cathcart & Daniel Klein, do Tiết Hùng Thái dịch, hẳn nhiều độc giả sẽ bị sốc. Bởi triết học gì mà tếu và “phá chấp” đến như vậy? Đọc sách này xong, chúng ta sẽ biết triết gia cổ đại Plato và con thú mỏ vịt nói gì trong quán bar. Trong sách có vô số chuyện tiếu, kiểu như thế này: “Tại sao một con voi lại to, màu xám và nhăn nheo? Bởi vì nếu nó nhỏ, trắng và trơn nhẵn thì nó là một viên aspirin rồi”; hay “Hai con bò đang đứng trong đồng cỏ. Một con nói với con kia: “Bạn nghĩ gì về cái bệnh bò điên này?” “Tớ sợ cóc gì?”, con kia nói. “Tớ là một chiếc trực thăng mà”.Trong lời dẫn, có đoạn giải thích sự kết hợp quái chiêu này: “Cách xây dựng và điều bổ ích của những chuyện đùa, cũng như cách xây dựng và điều bổ ích của những khái niệm triết học được làm bằng cùng thứ chất liệu. Chúng kích thích trí óc theo cùng một cách. Đó là bởi vì triết học và sự bông đùa bắt nguồn từ cùng một sự thúc đẩy: làm cho các cảm giác của chúng ta ngạc nhiên về cách hiện hữu của mọi sự vật, để lật ngược cái thế giới của chúng ta, và để lục tìm lôi ra những sự thật ẩn giấu thường không mấy dễ chịu, của đời sống. Cái mà các triết gia gọi là thấu thị, các tay thích đùa gọi là bông phèng”.Ví dụ trong truyện này: “Morty về nhà thấy vợ hắn cùng với Lou – người bạn thiết thân của hắn – đang cùng nhau trần truồng trên giường. Morty chưa kịp mở miệng thì Lou nhảy ra khỏi giường và bảo: “Trước khi cậu nói bất cứ điều gì, nghe đây, ông bạn vàng ạ, cậu tin vào cái gì, tin tớ hay tin vào mắt của cậu?”Thomas Cathcart và Daniel Klein cắt nghĩa truyện này như sau: “Bằng cách thách thức ưu việt hoá kinh nghiệm cảm giác, Lou đã đặt câu hỏi loại dữ liệu nào là chắc chắn và tại sao. Liệu có một cách thu thập dữ kiện về thế giới – chẳng hạn, nhìn – là đáng tin cậy hơn các cách khác – chẳng hạn, một bước nhảy của lòng tin cậy, nơi chấp nhận cách mô tả của Lou về thực tại?”Cứ một chuyện tiếu lại có những cắt nghĩa theo lăng kính triết học như trên, nên người đọc có thể quên khái niệm rắc rối, nhưng lại nhớ chuyện để suy ngẫm. Sự tài tình và điểm thu hút lớn của sách chính là ở điểm này. Một hành trình triết lý của Tây phương từ cổ đại đến đương thời, từ những tượng đài lớn (như Plato) đến đời thường (thú mỏ vịt), từ thuyết bất khả tri đến thiền, từ thông diễn học đến vĩnh cửu luận…Khi sách này mới ra mắt, nó đã nhận về nhiều sự chỉ trích và bị vài nhà xuất bản từ chối in, nhưng nay lại thuộc nhóm những sách triết học bán chạy. Bởi thực tế cho thấy, các sách kinh điển về triết học không dễ lĩnh hội, dù tri kiến từ triết học thì rất quan trọng với bất kỳ ai muốn trưởng thành về tư duy. Để đời thường hoá, Thomas Cathcart và Daniel Klein đã chế ra khái niệm “philogagging”, mà Tiết Hùng Thái dịch là “tiếu học”. Khái niệm này được cấu tạo từ “philo”: yêu thích với “gag”: chuyện đùa; trong khi “philosophy” (triết học) thì từ “philo” và “sophia”: sự thông thái.Thomas Cathcart và Daniel Klein sống ở New England (Hoa Kỳ), từng làm những nghề bình thường sau khi tốt nghiệp triết học tại đại học Harvard. Thomas làm việc với các băng đảng đường phố ở Chicago; Daniel viết truyện cười cho các diễn viên hài. Họ còn là đồng tác giả những tác phẩm “tiếu học” về đại triết gia Aristotle, Heidegger…(Báo sgtt.vn giới thiệu ngày 26/9/2013)Hiền Hoà Xem thêm Thu gọn Cuốn sách vừa tếu vừa nóng bỏng “Vừa tếu vừa nóng bỏng”, cuốn sách triết học chỉ dày hơn 200 trang đã lọt vào danh sách Top bán chạy của tạp chí New York Times. Năm 2007 tại Mỹ, “Platon và con thú mỏ vịt bước vào quán bar” lọt vào danh sách Top bán chạy của tạp chí New York Times. Người viết – Thomas Cathcart và Daniel Klein – vốn đang theo đuổi những nghề nghiệp bình thường sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Triết học tại Harvard. “Vừa tếu vừa nóng bỏng” Nhưng cái gọi là “nghề nghiệp bình thường” của 2 tác giả này cũng thật đặc biệt, Thomas làm việc với các băng đảng đường phố Chicago và ra vào nhiều trường Thần học. Daniel viết truyện cười cho các diễn viên hài, ngoài ra còn viết những truyện ly kì hồi hộp. Họ nảy ra ý định viết triết tếu sau khi phát hiện ra rằng các khái niệm triết học có thể được soi sáng bằng những truyện tiếu lâm, và có cả một kho truyện tiếu lâm chất chứa nội dung triết học.Quả thực trong một cuốn sách chỉ vỏn vẹn hơn 200 trang, Thomas và Daniel đã thâu tóm gọn ghẽ những khái niệm triết học quan trọng và điển hình nhất trong lịch sử. Hai ông đi được từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học thế kỉ 20, không quên ngó sang một số khái niệm triết học trong Phật học nói riêng và triết học tôn giáo nói chung. Đây cũng là một cuốn sách mỏng về triết hiếm có đặt ra một cách nhẹ nhàng bằng những mẩu chuyện hài hước sự mâu thuẫn giữa hiệu quả kinh tế và tinh thần đồng loại trong chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Hai ông bình luận: “Vấn đề phức tạp này dẫn đến một sự thỏa hiệp giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, được biết đến dưới tên gọi nền dân chủ xã hội, trong đó người không có khả năng lao động được hưởng trợ cấp, và pháp luật bảo hộ thỏa ước tập thể. Nhưng sự thỏa hiệp này đã buộc một số người phái tả phải chấp nhận các đối tác “đồng sàng dị mộng”.Các khái niệm đặt ra rất nghiêm túc, đúng không? Nhưng khi minh họa bằng các câu chuyện hài thì lại cho kết quả ngược lại. Nét kì tài của “Platon và con thú mỏ vịt bước vào quán bar” đó là sự trộn lẫn giữa tính nghiêm túc và hài hước, giữa các khái niệm rất lớn (phổ quát) và những chi tiết rất nhỏ, thậm chí Thomas và Daniel đã sử dụng nhiều mẩu chuyện cười về giới tính và sự sexy, đến mức tờ Boston Globe đã viết rằng cuốn sách này “vừa tếu vừa nóng bỏng”.”Trông kìa, anh ấy đang động đậy!” Trong khi trả lời một trong những câu hỏi lớn nhất của nhân loại – đâu là động lực sống của con người -, tác giả đã viện dẫn đến Heidegger (triết gia hiện sinh Đức) như là một bậc thầy xuất sắc. Ông phát biểu rằng “Sự tồn tại của con người là tồn-tại-hướng-đến-cái-chết. Để sống đích thực, chúng ta phải đối mặt với sự thật là chúng ta sẽ phải chết và nhận lấy trách nhiệm sống một cuộc đời có ý nghĩa dưới bóng cái chết. Dưới đây là mẩu chuyện vui minh họa kể về 3 người đàn ông phải lên thiên đường sau một tai nạn xe hơi. Không biết họ muốn nghe người thân của mình nói gì khi đang nằm trong linh cữu?Người thứ nhất nói: “Tôi mong mọi người sẽ nói tôi là một bác sĩ xuất sắc và là một người chồng, người cha tốt của gia đình”Người thứ hai nói: “Tôi muốn nghe mọi người nói rằng tôi là một thầy giáo đã tạo nên những thay đổi lớn trong cuộc đời lũ trẻ”Người thứ ba nói: “Còn tôi muốn nghe ai đó kêu lên: “Trông kìa, anh ấy đang động đậy!” Tác giả nhận định, đối với Heidegger, sống dưới bóng cái chết không chỉ là can đảm hơn; đó còn là cách sống đích thực duy nhất, bởi vì tận số của chúng ta có thể đến bất cứ lúc nào. “Platon và con thú mỏ vịt bước vào quán bar” khá dễ đọc với nhiều tình tiết gây lôi cuốn, kiến giải nhiều vấn đề trong cuộc sống, mang đến một cách tiếp cận triết học khái quát, có chiều sâu nhất định, lạ lẫm mà thú vị. Và dù chỉ hơn 200 trang nhưng tác giả đã trình bày chu đáo với phần chú thích các khái niệm triết học đi kèm. Tuy vậy cuốn sách không phải không có nhược điểm: nhiều truyện hài có thể đã quen thuộc với độc giả Việt Nam, và một số truyện chứa đựng yếu tố tình dục có thể sẽ không làm cho một nhóm độc giả hài lòng. (Báo vietnamnet.vn giới thiệu ngày 12/10/2013)Vân Sam Xem thêm Thu gọn Có một cánh cửa khác để hiểu về triết học “Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar…” là cuốn sách dạy triết nhưng lại đơn giản, dễ hiểu và hấp dẫn. Plato là triết gia nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại, là học trò của Socrates và là thầy của Aristotle. Vậy một người lỗi lạc như vậy, minh triết như vậy thì có chuyện gì để nói với một con thú mỏ vịt, nhất là lại nói chuyện trong quán bar? Một cuốn sách nói về cuộc đàm đạo ấy, hẳn là toàn chuyện bông đùa, tếu táo tầm phào. Nhưng trong Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar… tếu thì có, mà tầm phào thì không.Sẽ khó để hình dung ra triết học và truyện cười lại có mối liên hệ với nhau. Một bên là những gì chuẩn xác, kết tinh của các tư duy để giải đáp những bí ẩn trong cuộc sống, một bên là chỉ để vui cười. Thế nhưng Thomas Cathcart và Daniel Klein đã viết một cuốn sách để tìm hiểu triết học thông qua truyện cười.Cả hai tác giả đều tốt nghiệp chuyên ngành Triết học tại trường Harvard, nhưng lại theo đuổi những nghề nghiệp không liên quan tới triết học. Thomas nghiên cứu đời sống các băng đảng đường phố ở Chicago và ra vào nhiều trường Thần học, còn Daniel viết truyện cười cho các diễn viên hài, thiết kế quảng cáo và viết những truyện ly kỳ, hồi hộp. Xuất phát từ ý tưởng “kiếm tiền lúc về già từ những gì đã được học ở trường Harvard và những câu chuyện cười” mà hai người bạn ăn ý này đã bắt tay vào viết một cuốn sách với mục đích “Lĩnh hội triết học thông qua truyện cười”. Hai tác giả kể ra rất nhiều câu chuyện để từ đó giúp người đọc đến và tìm hiểu về các khái niệm của Triết học như: Siêu hình học, Logic, Nhận thức luận, Đạo đức học, Chủ nghĩa hiện sinh… Trong mỗi phần đều có những câu chuyện cười, thoạt tiên đọc vui vẻ, sau đó, các tác giả sẽ bàn luận, đưa ra những câu hỏi, dẫn giải các vấn đề Triết học từ câu chuyện cười ấy. Hai tác giả thường xuyên đặt những câu hỏi mang tính ra bài tập cho độc giả, đến cuối sách thì có hẳn bài Thi cuối khóa bằng cách đưa ra ba truyện cười và đố độc giả mô tả quan điểm triết học mà ba truyện đó minh họa. Tới cuối sách, các tác giả vẫn giữ giọng văn hài hước: “Nếu bạn gửi bài thi đến website của chúng tôi, bạn nhận được một bằng danh dự cao nhất cho bài viết, chúng tôi sẽ gửi đến bạn là một chai retsina (vang Hy Lạp) hoặc một cốc nhỏ chứa độc cần (chất độc có thể đã giết chết nhà triết học Socrates), do người thắng cuộc tự chọn”.Giải thích về sự kết hợp giữa truyện cười và triết học, hai tác giả nói: Kết cấu và yếu tố gây cười của truyện tiếu lâm cũng như kết cấu và kết luận đúc rút từ các khái niệm triết học được tạo nên từ cùng thứ chất liệu. Chúng chọc ghẹo tâm trí theo cùng một cách. Đó là bởi triết học và tiếu lâm xuất phát từ cùng một thôi thúc: xáo trộn cảm thức của chúng ta về cách mà sự vật hiện hữu, lật ngược thế giới của chúng ta lên, và lôi ra những sự thật bị che giấu, thường là không hay ho gì, về cuộc đời. Cái mà các triết gia gọi là thấu thị thì các tếu gia gọi là châm biếm.Cuốn sách Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar… trước khi được phát hành đã bị 40 nhà xuất bản từ chối in. Nhưng đến khi nhà xuất bản thứ 41 phát hành thì sách nhanh chóng lọt vào danh sách những cuốn sách bán chạy nhất của New York Times và được dịch ra 20 thứ tiếng. Bằng cách viết kết hài hước, lôi cuốn, hai tác giả Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar… mở ra một cánh cửa gần gũi, giản dị để tiếp nhận triết học.(Báo vnexpress.net giới thiệu ngày 23/11/2013)Hiền Đỗ Xem thêm Thu gọn

Tải thêm:   [Tải sách] Lý Quang Diệu Bàn Về Cầm Quyền PDF.

Review sách Plato Và Con Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán Bar….

Đang cập nhật…

Mua sách Plato Và Con Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán Bar… bản quyền ở đâu.

Quyển sách Plato Và Con Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán Bar… hiện được bán với giá 68.000đ, bạn có thể mua trược tiếp sách tại đây.

Tìm kiếm liên quan

Download Plato Và Con Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán Bar… PDF

Plato Và Con Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán Bar… Tác giả Daniel Klein PDF

Tải sách Plato Và Con Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán Bar… ebook MOBI

Plato Và Con Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán Bar… EPUB

Plato Và Con Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán Bar… full

Plato Và Con Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán Bar… đọc online

Ngày xuất bản: May 11, 2022 @ 9:40 am

Cập nhật lúc 11:59 - 02/05/2023
Sách cùng chủ đề

Bình luận