[Tải sách] Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Phổ Môn Phẩm) PDF

Taisachpdf.net – Quyển sách Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Phổ Môn Phẩm) viết bởi HT. Tuyên Hóa và được phát hành bởi Thư Viện Huệ Quang.

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Phổ Môn Phẩm) viết về chủ đề Sách Triết Học – Tôn Giáo -Tâm Linh và được bán với giá 123.500đ. Hãy mua sách để ủng hộ tác giả bạn nhé.

Bạn đang tìm: Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Phổ Môn Phẩm) PDF

Thông tin về sách

Công ty phát hành

Thư Viện Huệ Quang

Tác Giả

HT. Tuyên Hóa

Kích Thước

14.5 x 20.5 cm

Số Trang

362

Bìa

Mềm

Download ebook Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Phổ Môn Phẩm) pdf.

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Phổ Môn Phẩm)

Bạn có thể tải sách Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Phổ Môn Phẩm) PDF tại đây.

Nội dung sách Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Phổ Môn Phẩm).

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Phổ Môn Phẩm)
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh gồm có bảy quyển, chia thành hai mươi tám phẩm. Phẩm Phổ Môn là phẩm thứ hai mươi lăm, nhưng trong bản kinh văn xưa thì là thứ hai mươi bốn, vì trong đó thiếu một phẩm Ðề-Bà-Ðạt-Ða (phẩm thứ mười hai). Phẩm Phổ Môn diễn bày công đức thần thông diệu dụng và cảnh giới không thể nghĩ bàn của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Có mười nhân duyên nói phẩm Phổ Môn này; đó là:

1) Nhân Pháp,

2) Từ Bi,

3) Phước Huệ,

4) Chơn Ứng,

5) Dược Châu,

Tải thêm:   [Tải sách] Tôi Là Ai PDF

6) Hiển Mật,

7) Quyền Thật,

8) Bản Tích,

9) Duyên Liễu,  

10) Trí Ðoạn.

1. Nhân Pháp: “Nhân” có nghĩa là người, và ở đây chính là Bồ Tát Quán Thế Âm; còn “Pháp” chính là pháp môn Phổ Môn Thị hiện.

Bồ Tát Quán Thế Âm có thể cứu chúng sanh thoát khỏi bảy thứ tai nạn, giải trừ ba thứ độc, và đáp ứng hai điều mong cầu của chúng sanh; cho nên Ngài là một nhân vật không thể nghĩ bàn. Ngài lại nói pháp Phổ Môn Thị Hiện, có cầu tất ứng, vô cảm bất thông. “Pháp” này là một pháp môn không thể nghĩ bàn; vì không thể nghĩ bàn nên gọi là Diệu-pháp. Vì Nhân (người) ở đây cũng không thể nghĩ bàn, cho nên cũng có thể gọi là Diệu nhân. Là Diệu nhân, Diệu-pháp mới đáng gọi là Phổ Môn, mới có thể xưng là Thật-tướng-phù. Vậy, do nhân duyên của Nhân và Pháp, nên nói Phẩm Phổ Môn.

2. Từ Bi: do nhân duyên của Từ và Bi nên Bồ Tát Quán Thế Âm nói Phẩm Phổ Môn này. Sao gọi là “Từ?” Từ hay ban vui. Sao gọi là “Bi?” Bi hay cứu khổ.

Bồ Tát Quán Thế Âm cứu bảy thứ nạn, giải trừ ba thứ độc và đáp ứng hai thứ mong cầu của chúng sanh.

Bảy thứ nạn này trong kinh văn nói rất tỉ mỉ; đó là nạn lửa, nạn nước, nạn quỷ La-sát (gió bão), nạn đao gậy, nạn ác quỷ, nạn gông cùm (lao tù), và nạn oán tặc.

Ba thứ độc là gồm những thứ nào? Ðó là ba độc tham, sân, si.

Hai điều cầu mong tức là cầu mong sanh con trai và cầu mong sanh con gái.

Tải thêm:   [Tải sách] Tự Do Đầu Tiên Và Cuối Cùng (Thư Viện Huệ Quang) PDF

Trong mọi chúng sanh đều có ba thứ độc tham, sân, si. Tuy nhiên, nếu người nhiều tham, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì được lìa tham. Nếu người nhiều sân, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì được lìa sân. Nếu người nhiều si, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì được lìa si.

Thứ tham này nếu kể hết ra thì rất nhiều, sân cũng không ít, còn si thì không nhiều mà cũng chẳng ít. Nói nó nhiều thì cũng không hẳn là nhiều, nói nó ít thì cũng không phải là ít. Sao gọi là si, hoặc ngu si? Do thiếu trí huệ, không am hiểu sâu xa, không lãnh hội được hàm ý, thấy lý mà thấy không đúng (kiến lý bất chân), nên gọi là ngu si. Vì ngu si, dầu thấy được lý luận ấy không chính xác, biết nó là thế mà không biết tại sao như thế.

Review sách Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Phổ Môn Phẩm).

Đang cập nhật…

Mua sách Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Phổ Môn Phẩm) bản quyền ở đâu.

Quyển sách Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Phổ Môn Phẩm) hiện được bán với giá 123.500đđ, bạn có thể mua trược tiếp sách tại đây.

Tìm kiếm liên quan

Download Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Phổ Môn Phẩm) PDF

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Phổ Môn Phẩm) HT. Tuyên Hóa PDF

Tải sách Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Phổ Môn Phẩm) ebook MOBI

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Phổ Môn Phẩm) EPUB

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Phổ Môn Phẩm) full

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Phổ Môn Phẩm) đọc online

Ngày xuất bản: June 19, 2022 @ 5:09 am

Cập nhật lúc 13:23 - 21/05/2023
Sách cùng chủ đề

Bình luận