[Tải sách] Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố – Tập 3 (Bìa Mềm) PDF.

Taisachpdf.net – Quyển sách Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố – Tập 3 (Bìa Mềm) viết bởi Tác giả Phạm Công Luận và được phát hành ngày 30/01/2016 bởi NXB Văn hóa – Văn nghệ.

Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố – Tập 3 (Bìa Mềm) viết về chủ đề Sách Văn học Trong Nước và được bán với giá 310.000đ. Hãy mua sách để ủng hộ tác giả bạn nhé.

Bạn đang tìm: Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố – Tập 3 (Bìa Mềm) PDF

Thông tin về sách

Tác giả: Phạm Công Luận
Nhà phát hành: NXB Văn hóa – Văn nghệ
Nhà xuất bản:
Ngày phát hành 30/01/2016
Định dạng PDF

Download ebook Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố – Tập 3 (Bìa Mềm) pdf.

Bạn có thể tải sách Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố – Tập 3 (Bìa Mềm) PDF tại đây.

Nội dung sách Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố – Tập 3 (Bìa Mềm).

Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố – Tập 3 (Bìa Mềm)
Cũng là những câu chuyện về Sài Gòn với phong cách điềm đạm, nhẹ nhàng, cẩn trọng như hai tập sách trước, nhưng với mỗi câu chuyện trong Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố 3, tác giả Phạm Công Luận vẫn mang lại sự mới mẻ và cảm giác hứng thú riêng cho người đọc bằng những tư liệu quý, sinh động, cách thể hiện mềm mại, có tính hệ thống, suốt hơn 330 trang sách.Sài Gòn qua góc nhìn của người ở xa:Mạch ngầm xuyên suốt mà người đọc dễ dàng nhận ra thông qua Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố 3 vẫn là một Sài Gòn phồn hoa, rộng mở đón nhận thành phần, không phân biệt xuất thân, gốc gác. Những đặc điểm đó khúc xạ qua lăng kínhvà sự nhìn nhận riêng của những nhân chứng từng là người ở các tỉnh lân cận đến thành phố này. Theo tác giả: “Những người di dân đến Sài Gòn luôn phát hiện những điều thú vị mà những người sống ở đô thị này từ nhỏ đến lớn cũng không nhận ra được”.Đó là một Sài Gòn sang trọng, hoa lệ trong lời kể của chàng thanh niên Lý Thân – cậu ấm trong một gia đình ở Lái Thiêu (Bình Dương), thông qua chuyến lang thang khám phá của mình trên đường phố Sài Gòn trước 1954. Sài Gòn trong mắt người miền Trung cách nay hơn bảy mươi năm trước là: “… nhà cửa phố xá đông nghẹt, có nhà lầu cao ba tầng, có đường đi rộng rãi ba thước, trên bộ xe hơi chạy boong boong, dưới nước tàu thủy chạy vù vù, tối về đèn điện thắp sáng choang như ban ngày, ông Tây bà đầm ôm nhau đăng-xê coi vui mắt quá chừng! Thật là văn minh quá sức tưởng tượng của dân An Nam ta…”. Có thể đó là những ngộ nhận từ sự thật được tô vẽ thêm, nhưng qua những trang sách, Sài Gòn còn là nơi những người nghèo chí thú làm ăn và giỏi tích cóp như “chú Chệc bán đậu phộng rang”, “cánh xe ôm uống cà phê vợt đọc nhật trình” hay cư dân góc xóm Đa Kao… Không giàu có nhưng có thể tồn tại an nhiên và phong lưu, giữ bản sắc, nguồn gốc của mình. Ngay cả ở người giàu sụ, tiêu tiền như nước cũng có tác phong giản dị đến bất ngờ như trong bài “Người trong này họ như thế”. Sài Gòn qua câu chuyện của người con dâu trong một gia đình cư dân lâu đời ở Bà Chiểu chuẩn bị đón Tết tái hiện đời sống người Sài Gòn – Gia Định hồn hậu, nhân ái, trọng nghĩa. Sài Gòn trong sinh hoạt những ngày trước Tết của gia đình gốc người Hà Nội đến sống ở cổng xe lửa số 7,quận Phú Nhuận với sự tinh tế, nhẹ nhàng, thoảng hương hoa thủy tiên trong nỗi nhớ quê xưa rưng rưng ký ức. Góc nhìn của họa sĩ ký họa kiêm phóng viên Mỹ Dick Adair về những bức tranh ghi chép mọi mặt đời sống nơi đây, ghi nhận tinh tế đến chi tiết người Sài Gòn “giặt đồ, nghe radio và mùi nước mắm đang xào nấu trên bếp”, trong khi bên kia sông máy bay đang nã đạn và kết luận rằng:“sự hòa nhập vào đời sống Sài Gòn mới là câu chuyện thú vị hơn mọi kế hoạch đã trù tính”.Những gì làm nên “chất Sài Gòn”?Người thời nay nghe mỹ từ “Hòn ngọc Viễn Đông”, nhưng mấy người hiểu được nguyên nhân cũng như lý giải vì sao có tên gọi đó? Một điều thú vị của Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố 3 có những tư liệu (vô tình hay hữu ý), dần hé lộ và cắt nghĩa cho quá khứ lung linh của thành phố này. Nó xuất phát từ ý chí của người tha hương đến Sài Gòn đến lập nghiệp, như cách chủ tiệm may đồ đầm Kim Sơn ở đường Amiral Dupré ở trung tâm thành phố tổ chức tiệm may có bài bản khiến khách nước ngoài và giới nghệ sĩ luôn hài lòng. Bà Trùng Quang – người phụ nữ Sài Gòn gốc Bắc tài hoa, ham học hỏi tìm cách sang Nhật du học và hình thành doanh nghiệp làm sản phẩm “Búp bê văn hóa” tinh sảo, mang bản sắc Việt mà đến bây giờ chưa ai khôi phục được. Ông Nguyễn Gia Tốn, với trăn trở cải tiến kỹ thuật, kết nối hai chiếc xe máy hiệu Gilera thành chiếc xe bốn bánh giá rẻ. Đó là câu chuyện của nhà trí thức cách mạng Nguyễn An Ninh, không ngại bước ra lề đường phố chợ với lời rao trào lộng để thu hút khách hàng mua dầu cù là. Là sự ra đời của chiếc xe ôm Lambretta đầu tiên, theo tinh thần “cái khó ló cái khôn”. Đó là cách người Sài Gòn tâm huyết cho giáo dục thế hệ trẻ qua nhiều tủ sách lành mạnh, mà đặc biệt là tủ sách Tuổi Hoa dồn cả tâm huyết của văn nhân, trí thức, trở thành một hiện tượng của xuất bản. Đó là cách mà Giáo sư Lê Văn Khoa xây dựng chương trình truyền hình giáo dục hiện đại và đầy cuốn hútmang tên “Thế giới của trẻ em” cách nay nửa thế kỷ, chủ động hướng đến trẻ em không có cơ hội đi học do cái nghèo và chiến sự. Đó là cách tiếp cận, nâng cao kỹ thuật và chất lượng phục vụ của phi cảng Tân Sơn Nhất thuở ban đầu.Sài Gòn cũng là môi trường cho sáng tạo, chiêu hiền đãi sĩ với quán cơm thiện nguyện kiêm phòng trà Anh Vũ, hay Hội họa sĩ Trẻ.Nơi đó, hội tụ những tinh hoa, là cảm hứng sáng tác, nâng đỡ ý tưởng mới của những người trẻ.Trong ánh lung linh của “Hòn Ngọc Viễn Đông”, khí chất của người Sài Gòn làm nền. Đó là một kết cục đáng buồn đầy tự trọng của chị giúp việc nhà cho ông chủ người Pháp, chọn cách cuối cùng là tự vẫn để chứng minh sự trong sạch cho mình trước nghi án trộm tiền của chủ. Là lá đơn của danh thủ 28 tuổi – Phạm Văn Lắm, dù đang đỉnh cao phong độ nhưng vẫn tự trọng nhường đàn em cơ hội khoác áo đội tuyển khi nhận thấy đội tuyển cần trẻ hóa. Là Giáo sư Lê Văn Khoa, sau những cống hiến cho giáo dục ở Sài Gòn, với tài năng và tư chất sẵn có, đặt chân đến Mỹ đã có những cống hiến tầm thế giới, làm rạng danh người Việt trong nhiều lĩnh vực như nhiếp ảnh, âm nhạc… Ông không chấp nhận cúi đầu xin tiền bố thí từ chính phủ Mỹ cho cộng đồng Việt vì cho rằng: “người Việt có khả năng lớn nhưng cần được giúp đỡ để đóng góp cho xã hội” thay vì chấp nhận đánh giá: “người Việt không biết gì hết và nghèo đói nên cần hướng dẫn xin trợ cấp”. Người Sài Gòn ý thức nâng tầm hàng Việt với nhà hàng Việt cao cấp đầu tiên để đón du khách, cho ra đời Trung tâm bách hóa tổng hợp “Saigon Departo” hiện đại không thua kém một Trung tâm thương mại hiện đại ngày nay…Những câu chuyện trong Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố 3, nói như cách của tác giả Phạm Công Luận là “những câu chuyện “trên bờ” của dòng lịch sử”, nhưng chúng giúp cho người đọc hình dung rõ và sinh động hơn một dòng chảy lịch sử một Sài Gòn đã tr…Mời bạn đón đọc.  

Tải thêm:   [Tải sách] Chuyện Hay Mẹ Kể Bé Nghe PDF.

Review sách Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố – Tập 3 (Bìa Mềm).

Đang cập nhật…

Mua sách Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố – Tập 3 (Bìa Mềm) bản quyền ở đâu.

Quyển sách Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố – Tập 3 (Bìa Mềm) hiện được bán với giá 310.000đ, bạn có thể mua trược tiếp sách tại đây.

Tìm kiếm liên quan

Download Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố – Tập 3 (Bìa Mềm) PDF

Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố – Tập 3 (Bìa Mềm) Tác giả Phạm Công Luận PDF

Tải sách Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố – Tập 3 (Bìa Mềm) ebook MOBI

Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố – Tập 3 (Bìa Mềm) EPUB

Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố – Tập 3 (Bìa Mềm) full

Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố – Tập 3 (Bìa Mềm) đọc online

Ngày xuất bản: March 9, 2022 @ 12:04 pm

Cập nhật lúc 17:54 - 19/03/2023
Sách cùng chủ đề

Bình luận