Taisachpdf.net – Quyển sách Tư Duy Kinh Tế Việt Nam 1975 – 1989 (Nhật Ký Thời Bao Cấp) viết bởi Tác giả Đặng Phong và được phát hành ngày 06/2009 bởi NXB Tri thức.
Tư Duy Kinh Tế Việt Nam 1975 – 1989 (Nhật Ký Thời Bao Cấp) viết về chủ đề Sách Chuyên Ngành và được bán với giá 64.000đ. Hãy mua sách để ủng hộ tác giả bạn nhé.
Bạn đang tìm: Tư Duy Kinh Tế Việt Nam 1975 – 1989 (Nhật Ký Thời Bao Cấp) PDF
Thông tin về sách
Tác giả: | Đặng Phong |
Nhà phát hành: | NXB Tri thức |
Nhà xuất bản: | |
Ngày phát hành | 06/2009 |
Định dạng |
Download ebook Tư Duy Kinh Tế Việt Nam 1975 – 1989 (Nhật Ký Thời Bao Cấp) pdf.
Bạn có thể tải sách Tư Duy Kinh Tế Việt Nam 1975 – 1989 (Nhật Ký Thời Bao Cấp) PDF tại đây.
Nội dung sách Tư Duy Kinh Tế Việt Nam 1975 – 1989 (Nhật Ký Thời Bao Cấp).
Tư Duy Kinh Tế Việt Nam 1975 – 1989 (Nhật Ký Thời Bao Cấp)
Tư Duy Kinh Tế Việt Nam – Chặng Đường Gian Nan Và Ngoạn Mục 1975 – 1989: Mọi đổi mới đều bắt đầu từ đổi mới tư duy. Cách nghĩ cũ tạo ra mô hình cũ. Cách nghĩ mới tạo ra mô hình mới. Vậy thì trong những bộ óc chủ chốt thời đó, cách nghĩ cũ chuyển sang cách nghĩ mới như thế nào? Những chủ trương chính sách mới đã được thai nghén rồi vào cuộc như thế nào? Bắt đầu từ những ai? Trong những hoàn cảnh nào? Rồi bằng những cách nào cái mới đã “Chín” dần từ người này sang người khác? Phép mầu nào đã làm cho những “huý kỵ” đầy quyền uy đã được hoá giải một cách êm thấm, trong đồng thuận, không đổ vỡ? Thiết tưởng những khía cạnh đó sẽ vẫn còn là điều thú vị. Trên con đường đó sẽ thấy được không chỉ có những sản phẩm của đổi mới, những cao cố, nhà máy, đường cao tốc, các tập văn kiện, hồ sơ…, mà còn thấy được những con người mở đường, thì trên những lối đi mới ắt phải gặp những rào cản, những cạm bẩy, những va vấp, những thất bại và cuối cùng là những lối ra rất ngoạn mục, rất Việt Nam. “Đổi mới là một chặng đường đầy những thử nghiệm và khai phá gian nan, đầy những khó khăn, vấp váp, rồi chính từ đó mới bật ra những bước sáng tạo, bứt phá. Đó cũng là một quá trình vừa đi vừa tìm đường, điều chỉnh, đấu tranh với cái cũ, với chính mình, thuyết phục nhau, chờ đợi nhau, rồi từng bước đi tới đồng thuận. Đó chính là vẻ đẹp của lịch sử, cũng là vẻ đẹp của những con người làm nên lịch sử. Về vẻ đẹp đó, tác giả tự thấy không thể nói hay hơn Marxim Gorky trong bài thơ tuyệt bút về con người: “… Đi một mình trong sương mới của những sai lầm Đạp lên trên tro tàn của những định kiến cũ kỹ Sau lưng là lụi tàn của những đám mây nặng trũi đã thuộc về quá khứ Trước mặt là bao nhiêu điều nan giải đang chờ đón lạnh lùng Những điếu nan giải là hằng hà sa số Như những vì sao trong đáy thẳm của bầu trời Và đường đi của con người là vô tận.” Tôn vinh những con người như thế, ngắm nhìn con đường của họ, cả những tro tàn dưới bàn chân của họ, cả những sương mù và những vì sao trên bầu trời của họ… – Đó vừa là một nội dung, vừa là một mục đích của cuốn sách này”. Mục lục: Lời nói đầu Nhập đề – những think tank xưa và nay Chương 1: Giai đoạn 1975 – 1979 Tình hình kinh tế cả nước sau 1975 Tư duy kinh tế Đường lối kinh tế Chương 2: Giai đoạn 1979 – 1986 Tình hình kinh tế những năm 1979 – 1980 Tư duy kinh tế những năm 1979 – 1980 Bước đột phá đầu tiên về quan điểm kinh tế Những đột phá ở cơ sở Những chuyển biến đầu tiên về chính sách Những khởi sắc trong đời sống kinh tế Lập lại trật tự – bước lùi về tư duy 1983 – 1984 Những bứt phá về tư duy các năm 1984 – 1985 – vai trò lịch sử của Trường Chinh Chương 3: Giai đoạn 1986 – 1989 Vòng xoáy 1986 Trường Chinh và việc chuẩn bị báo cáo chính trị cho đại hội Đảng lần thứ VI Những nội dung chính của báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ VI Hai năm chuyển mình gian nan: 1987 – 1988 Những chuyển biến quan trọng trong chính sách kinh tế Bước ngoặt 1989 Kết luận Biên niên các sự kiện kinh tế Tài liệu tham khảo Bảng chỉ mục. Mời bạn đón đọc.
Báo chí giới thiệu
Tư duy kinh tế Việt Nam Tập sách Tư duy kinh tế Việt Nam – chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975-1989 của tác giả Đặng Phong vừa được NXB Tri Thức ấn hành mang nội dung như một hồi ký của thời kỳ bao cấp ở VN. Tập sách Tư duy kinh tế Việt Nam – chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975-1989 của tác giả Đặng Phong vừa được NXB Tri Thức ấn hành mang nội dung như một hồi ký của thời kỳ bao cấp ở VN. Khai thác nguồn tài liệu quan trọng từ cấp trung ương, cộng với lợi thế như một “người trong cuộc” của hệ thống tư duy kinh tế VN thời kỳ 1975-1989, tác giả Đặng Phong hệ thống hóa những diễn biến trong tư duy kinh tế – điểm mấu chốt làm nên mô hình kinh tế cho nước nhà – trong ngần ấy năm. Đặc biệt, sử liệu của tập sách bắt đầu từ năm 1975 vắt qua thời kỳ đổi mới 1986 với những chuyển động về tư duy kinh tế bên trong của cả “đêm trước” và “ngày sau” đổi mới, là cứ liệu quan trọng cho những ai muốn nghiên cứu về kinh tế VN trong giai đoạn quan trọng này. Trong phần cuối sách, những tư tưởng của Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, những sự kiện như “khoán 10”, mở cửa biên giới Việt – Trung, xóa bỏ tem phiếu… đều được hệ thống và phân tích sinh động. Lam Điền(Nguồn: Báo Tuổi Trẻ) Xem thêm Thu gọn Con đường vòng vật vã Cầm cuốn sách ngót 400 trang của Đặng Phong đã thấy ngại, trong khi xung quanh mình đầy ắp các kênh thông tin khác nhau. Thời gian mà Thượng đế ban tặng cho lại chỉ đúng có 24 giờ mỗi ngày, không hề nhiều hơn người khác. Cầm cuốn sách ngót 400 trang của Đặng Phong đã thấy ngại, trong khi xung quanh mình đầy ắp các kênh thông tin khác nhau. Thời gian mà Thượng đế ban tặng cho lại chỉ đúng có 24 giờ mỗi ngày, không hề nhiều hơn người khác. Rồi tên sách nhấn mạnh vấn đề “tư duy kinh tế”, dường như hơi viển vông và xa xỉ so với thời buổi hàm lượng tính thực dụng ngày càng cao… Tôi định xem lướt, ghi nhớ những gì cơ bản trong nội dung với hy vọng khai thác tư liệu cho các bài viết sau này. Thế nhưng, sự hấp dẫn của cuốn sách đã khiến tôi không thể dứt ra được và đọc luôn một mạch. Nhân vật ấn tượng nhất: Trường Chinh Là một nhà báo kinh tế lâu năm, từ năm 1976, được chứng kiến một nền kinh tế hoang tàn sau chiến tranh, chứng kiến cuộc trở dạ vật vã hàng chục năm để ra đời công cuộc đổi mới, trong lòng tôi luôn có một điều trăn trở rằng một thời kỳ lịch sử đặc biệt của dân tộc, với những cung bậc thăng trầm tưởng như vượt quá sức chịu đựng của con người, liệu có được ai đó làm “Quan ngự sử” để ghi lại làm bài học cho con cháu mai sau?Thật quý giá và đáng trân trọng tất cả những tư liệu lịch sử và những đánh giá của tác giả về những sự kiện, những nhân vật trong cuốn sách này. Đã hơn 10 năm sau cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và thống nhất đất nước, các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam không thể đành tâm nhìn những người dân thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu đủ mọi hàng hoá thiết yếu, tư liệu sản xuất… trong một nền kinh tế bao cấp khổng lồ hiếm có trên thế giới. Sai lầm bắt đầu từ đâu? Làm thế nào để sửa được nó? Thế là cuộc vật lộn trong tư duy ngay trong những nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng và Nhà nước đã được tác giả ghi chép một cách khoa học, bình luận trên một nền tư duy của một nhà khoa học. Chỉ qua những dẫn chứng lịch sử kinh tế trong giai đoạn 1975-1989, người đọc có thể thấy được chân dung của nhiều nhà lãnh đạo như Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Võ Chí Công, Võ Văn Kiệt…, các cán bộ cao cấp tầm cỡ như Trần Phương, Nguyễn Ngọc Trìu, Ngô Duy Đông, Hoàng Hữu Nhân…, rồi các nhà kinh tế chiến lược như Đào Xuân Sâm, Trần Việt Phương, Hà Nghiệp, Lê Văn Viện, Võ Đại Lược… Để thay đổi tư duy kinh tế cho hệ thống chính trị của một đất nước không hề dễ dàng, mà dõi theo nội dung cuốn sách, tôi cảm giác nó ly kỳ và hấp dẫn đến nghẹt thở. Ở những nơi tôn nghiêm vào loại bậc nhất đất nước, chỉ sơ sảy một chút là có thể “thân bại danh liệt”, nhưng cuộc đấu tranh giữa tư duy cũ và mới vẫn xảy ra quyết liệt. Gay gắt có, mềm mỏng có, nhân nhượng có, sai lầm có, sửa sai có, đề bạt có, miễn nhiệm có, oan ức có…với những tư liệu thuyết phục. Đọc xong cuốn sách, nhân vật ấn tượng nhất trong tôi lại là cố Tổng bí thư Trường Chinh. Ông là một trong những người lãnh đạo có trình độ học vấn cao và có phong cách lãnh đạo điềm đạm, chuẩn mực. Phương pháp tư duy và làm việc của ông là một phương pháp có bài bản. “Do đó đã có lúc ông xa rời thực tiễn của cuộc sống, dẫn tới những sai lầm nặng nề như trong cải cách ruộng đất, thời kỳ 1953 – 1956, trong việc phê phán cơ chế khoán ở Vĩnh Phúc năm 1968”. Đọc đến đây, tôi ngỡ tưởng rằng những con người có tư tưởng “tả khuynh” như vậy khó có thể là trung tâm của công cuộc đổi mới sau này. Thế nhưng tôi đã lầm hoàn toàn. Những tư liệu lịch sử trong cuốn sách đã chứng minh rằng Trường Chinh chính là người khởi xướng mãnh liệt nhất, kiên định nhất cho công cuộc đổi mới vĩ đại này. Sự hấp dẫn của cuốn sách một phần quan trọng là ở đây, bởi để một vị lãnh đạo cao nhất đất nước thay đổi tư duy thì phải có biết bao công sức của bộ máy giúp việc và sự trả giá cao của thực tiễn. Ông Mai Chí Thọ, lúc đó là Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh, viết: “Sau đợt đi kiểm tra tình hình thực tế ở một số địa phương và thành phố HCM, đồng chí Trường Chinh đã phát biểu: “Trước đây tôi đã nghe nhiều báo cáo sai lầm, không đúng thực tế”. Anh đã quay “một trăm tám chục độ” và đã tạo nên một bước ngoặt lịch sử cho cách mạng Việt Nam”. Từ quan niệm ngoại kiều là “đạn bọc đường”… Một ấn tượng nữa trong tôi là cuốn sách này, qua các tư liệu lịch sử, đã vẽ rất rõ nét một con đường vòng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, tạo ra một sự lãng phí khủng khiếp trong việc khai thác các nguồn lực để phát triển. Trong nông nghiệp, khẩu hiệu “Người cày có ruộng” ban đầu được dẫn theo con đường Tổ đổi công, rồi HTX cấp thấp, HTX cấp cao, rồi khoán 100, rồi khoán 10 để trở lại đúng bản chất kinh tế của việc “Người cày có ruộng” cách đấy mấy chục năm. Về công nghiệp, từ tư bản dân tộc tiến lên công tư hợp doanh, sang công nghiệp quốc doanh rồi quay trở lai cổ phần hoá, cho phép phát triển kinh tế tư bản tư nhân, đầu tư nước ngoài, rồi Đảng viên được làm kinh tế tư nhân. Trong phân phối-lưu thông, từ chỗ Nhà nước nắm từ cây kim, sợi chỉ, lạng đỗ xanh, tấm lá giong giềng, quần áo, gạo, mỳ…cho đến khi không thể kham nổi, phải trao cho thị trường điều tiết. Con đường vòng ấy đã mất vài chục năm vật vã. Từ chỗ quan niệm việc gửi tiền, gửi hàng của bà con Việt kiều cho những người thân thích ở trong nước là những “viên đạn bọc đường”, đến nay, khi được coi đây là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong quá trình phát triển cũng tiêu tốn mất ngót nửa thế kỷ…Cái đáng quý của cuốn sách là ở chỗ do vẽ được con đường vòng mà nền kinh tế đất nước trải qua, đã chỉ ra con đường ngắn nhất để xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, mà cho đến giờ này, còn nhiều quyết sách kinh tế của đất nước dường như vẫn phải đi vòng. Sẽ là có lỗi nếu không có đôi lời giới thiệu về tác giả cuốn sách. Ông sinh năm 1939 tại Hà Tây, tốt nghiệp Khoa lịch sử ĐH Hà Nội năm 1960, ĐH kinh tế quốc dân 1964, nguyên Uỷ viên Hội đồng khoa học, trưởng phòng lịch sử kinh tế Viện Kinh tế Việt Nam, PTBT Tạp chí Thị trường – Giá cả… Ông từng tham gia nhiều đề tài khoa học cấp quốc gia về lĩnh vực kinh tế và được nhiều trường đại học và viện nghiên cứu nước ngoài mời thỉnh giảng. Ông tâm sự: “Lịch sử thời kỳ đổi mới không phải là và không thể là chặng đường chỉ toàn những thành tích và thắng lợi. Nó là một chặng đường đầy những thử nghiệm và khai phá gian nan, đầy những khó khăn, vấp váp, trong đó có cả những sai lầm, thất bại, rồi chính từ đó mới bật ra những bước sáng tạo, bứt phá”. Tôi rất đồng tình với ông. Chính vì thế, bản thân những vật vã trên chặng đường gian nan ấy đã tạo nên sự cuốn hút của cuốn sách này. Nguyễn Hoàng Linh(Nguồn: Báo Thể Thao & Văn Hoá) Xem thêm Thu gọn Bâng khuâng cùng “Nhật ký thời bao cấp” Ngoài hai cuộc chiến tranh, lịch sử VN thế kỷ 20 có một thời kỳ mang lại cảm hứng mãnh liệt cho nghệ thuật, nhưng đến nay vẫn chưa được phản ánh đúng tầm: thời bao cấp. Như một cuốn “nhật ký thời bao cấp”, cuốn sách của GS Đặng Phong là một trong những nỗ lực ghi lại những năm tháng ấy. Ngoài hai cuộc chiến tranh, lịch sử VN thế kỷ 20 có một thời kỳ mang lại cảm hứng mãnh liệt cho nghệ thuật, nhưng đến nay vẫn chưa được phản ánh đúng tầm: thời bao cấp. Như một cuốn “nhật ký thời bao cấp”, cuốn sách của GS Đặng Phong là một trong những nỗ lực ghi lại những năm tháng ấy. Khác với chiến tranh, thời bao cấp chỉ mới kết thúc cách đây chưa đầy hai thập niên, và hàng triệu nhân chứng của nó hiện giờ vẫn còn sống. Vẫn sống và vẫn nhớ như in những gì gắn với nó: con người, sự kiện, thói quen, hành vi, lời ăn tiếng nói; vô số chuyện cười, ca dao, tục ngữ, phim ảnh, bao nhiêu bi kịch, nước mắt, nụ cười… Tất cả đã tạo nên cả một nền văn hóa và là nguồn cảm hứng lớn cho nghệ thuật. Nhưng đó là những tác phẩm ra đời trong thời bao cấp. Còn các tác phẩm của “người bây giờ” viết về những năm tháng ấy thì nhìn chung chưa đủ sức phản ánh được một cách đầy đủ và chân thực cả một giai đoạn trong lịch sử đất nước. Ít nhất cũng chưa có cuốn sách nào đủ để làm người đọc phải bồi hồi cảm xúc khi đọc và nhớ lại một thời đã qua. Xét ở khía cạnh đó, Tư duy kinh tế Việt Nam: Chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975 – 1989 của Giáo sư Đặng Phong là một cuốn sách hay. Vì đó là cuốn sách phản ánh thời bao cấp một cách đầy đủ nhất từ trước đến nay, trên phương diện kinh tế. Viết một cuốn sách lịch sử phải đảm bảo các tiêu chí chính xác, khách quan, khoa học. Tư duy kinh tế Việt Nam đã hướng tới đáp ứng những đòi hỏi đó, ở chỗ nó cung cấp rất nhiều thông tin và kiến thức lịch sử kinh tế. Với nhiều bạn đọc, có thể nhờ cuốn sách này, lần đầu tiên bạn sẽ được biết về những giai đoạn cũng khá dầu sôi lửa bỏng đối với đất nước, như những năm ngay sau ngày thống nhất 30/4. Đó là giai đoạn mà chúng ta “say sưa với thắng lợi”, muốn “nhanh chóng thực hiện nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”, nên đã tiến hành cả ba cuộc cách mạng: khoa học kỹ thuật, văn hóa tư tưởng, quan hệ sản xuất. Nếu ở tác phẩm đồ sộ và công phu này có gì gọi là nhược điểm, thì đó là một cảm giác mơ hồ mà nó tạo ra cho người đọc: Dường như tác giả vẫn còn có những điều chưa nói hết, những chỗ phải bỏ qua hoặc tìm một cách nói giảm, nói tránh sự thật. Có thể đó cũng chỉ là một cảm giác mà chính cách viết nhẹ nhàng và điềm tĩnh của Giáo sư Đặng Phong đã mang tới. Nhưng cho dù có thế, những gì cuốn sách mang lại vẫn là quá nhiều, quá đầy đủ so với tất cả những tài liệu về lịch sử kinh tế mà người đọc chúng ta từng tiếp cận kể từ năm 1975 đến nay. Đoan Trang(Nguồn: Báo Tuần Việt Nam) Xem thêm Thu gọn
Review sách Tư Duy Kinh Tế Việt Nam 1975 – 1989 (Nhật Ký Thời Bao Cấp).
Đang cập nhật…
Mua sách Tư Duy Kinh Tế Việt Nam 1975 – 1989 (Nhật Ký Thời Bao Cấp) bản quyền ở đâu.
Quyển sách Tư Duy Kinh Tế Việt Nam 1975 – 1989 (Nhật Ký Thời Bao Cấp) hiện được bán với giá 64.000đ, bạn có thể mua trược tiếp sách tại đây.
Tìm kiếm liên quan
Download Tư Duy Kinh Tế Việt Nam 1975 – 1989 (Nhật Ký Thời Bao Cấp) PDF
Tư Duy Kinh Tế Việt Nam 1975 – 1989 (Nhật Ký Thời Bao Cấp) Tác giả Đặng Phong PDF
Tải sách Tư Duy Kinh Tế Việt Nam 1975 – 1989 (Nhật Ký Thời Bao Cấp) ebook MOBI
Tư Duy Kinh Tế Việt Nam 1975 – 1989 (Nhật Ký Thời Bao Cấp) EPUB
Tư Duy Kinh Tế Việt Nam 1975 – 1989 (Nhật Ký Thời Bao Cấp) full
Tư Duy Kinh Tế Việt Nam 1975 – 1989 (Nhật Ký Thời Bao Cấp) đọc online
Ngày xuất bản: April 19, 2022 @ 7:58 pm