[Tải sách] Ngàn Năm Áo Mũ PDF.

Taisachpdf.net – Quyển sách Ngàn Năm Áo Mũ viết bởi Tác giả Trần Quang Đức và được phát hành ngày 2013 bởi Nxb Thế giới.

Ngàn Năm Áo Mũ viết về chủ đề Sách Chuyên Ngành và được bán với giá 213.000đ. Hãy mua sách để ủng hộ tác giả bạn nhé.

Bạn đang tìm: Ngàn Năm Áo Mũ PDF

Thông tin về sách

Tác giả: Trần Quang Đức
Nhà phát hành: Nxb Thế giới
Nhà xuất bản:
Ngày phát hành 2013
Định dạng PDF

Download ebook Ngàn Năm Áo Mũ pdf.

Bạn có thể tải sách Ngàn Năm Áo Mũ PDF tại đây.

Nội dung sách Ngàn Năm Áo Mũ.

Ngàn Năm Áo Mũ
Ngàn Năm Áo MũNgàn năm áo mũ là một nghiên cứu công phu và đầy tham vọng của Trần Quang Đức: dựng lại bức tranh trang phục Việt Nam trong cung đình và ngoài dân gian trong khoảng một nghìn năm từ thời Lý đến thời Nguyễn (1009-1945).Trang phục cung đình luôn được quy định nghiêm ngặt và có nhiều đổi thay qua các triều đại. Ngàn năm áo mũ lý giải nguyên do và phân tích mức độ mô phỏng trang phục Trung Hoa trong quy chế trang phục của các triều đại Việt Nam, mô tả chi tiết, tỉ mỉ nhiều dạng trang phục như bộ Tế phục Cổn Miện uy nghi của các vị hoàng đế, các bộ Triều phục, Thường phục Lương quan, Củng Thần, Ô Sa, Bổ phục trang trọng của bá quan, hay Lễ phục Vĩ Địch, Phượng quan lộng lẫy của hoàng hậu v.v.. Trong khi đó trang phục dân gian không biến động nhiều, phổ biến là kiểu áo giao lĩnh, tứ thân, hay lối ăn mặc cởi trần đóng khố của đàn ông và yếm, váy giản tiện của đàn bà tồn tại qua hàng trăm năm lịch sử. Sự kiện vua Minh Mạng cấm “quần không đáy” là một biến cố lớn lao, để rồi chiếc áo dài năm thân đi vào đời sống dân gian và bây giờ trở thành trang phục quan trọng bậc nhất của người Việt.Có thể nói, Ngàn năm áo mũ bù đắp phần nào vào khoảng trống mênh mông của lịch sử trang phục Việt Nam nói riêng, lịch sử văn hóa Việt Nam nói chung. Cùng với những ý nghĩa chính trị, xã hội sâu rộng, đây thực sự là một nghiên cứu quan trọng và có giá trị lâu dài.***Thông tin tác giả:Trần Quang Đức sinh năm 1985 tại Hải Phòng. Năm 2004, khi đang là sinh viên năm thứ nhất Đại học Quốc gia Hà Nội, anh đã đạt giải nhất cuộc thi Cầu Hán Ngữ lần thứ 3 – dành cho sinh viên chuyên ngành tiếng Hán trên toàn thế giới. Năm 2009, anh tốt nghiệp tại Đại học Bắc Kinh Trung Quốc. Từ năm 2010 đến 2012, trong khi công tác tại phòng Tu thư thuộc Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam, anh tập trung nghiên cứu văn hóa trang phục Việt và viết cuốn sách Ngàn năm áo mũ. Hiện Trần Quang Đức là nghiên cứu viên thuộc Viện Nghiên cứu Văn học Việt Nam. Anh đồng thời là dịch giả của các tác phẩm Trà kinh (2008), Chuyện tình giai nhân (2011) và Trường An loạn (2012).Mời bạn đón đọc. 
Báo chí giới thiệu
Ngàn năm áo mũ không chỉ là từ điển về trang phục TT- Mới xuất hiện trên các quầy sách, Ngàn năm áo mũ – một cuốn sách nghiên cứu thuộc dạng khó đọc và kén độc giả của nhà nghiên cứu thế hệ 8X Trần Quang Ðức – đã làm dậy lên nhiều cuộc tranh luận thú vị. Nhà nghiên cứu QUÁCH HIỀN (sinh năm 1978) – nghiên cứu viên của Viện Văn học – cũng đã “vào cuộc” để cùng giải mã cuốn sách đáng chú ý này.* So với những gì chúng ta vẫn hình dung xưa nay về y phục cũng như về quan điểm thẩm mỹ của người Việt qua những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước đây như Chu Quang Trứ, Phan Cẩm Thượng, Trịnh Bách… những điểm mà chị thấy thật sự mới mẻ trong cuốn Ngàn năm áo mũ của Trần Quang Ðức?- Cho dù cùng chung một đối tượng nghiên cứu thì mỗi nhà nghiên cứu đều có cách đặt vấn đề riêng, cách nhìn riêng của mình, vì thế công trình nào cũng sẽ có những điểm mới mẻ. Cho nên tôi nghĩ chúng ta nên dùng chữ “khác biệt”.Theo tôi, Ngàn năm áo mũ có ba điểm khác biệt so với các công trình nghiên cứu về trang phục Việt Nam trước đó. Thứ nhất: đây là một công trình sử dụng “tam trùng chứng cứ”: chứng cứ trong sử liệu (những sử liệu ghi chép bằng chữ Hán của Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các tài liệu ghi chép của người phương Tây về Việt Nam); chứng cứ bằng hình ảnh, đồ vật như tranh, tượng, các bức ảnh… và chứng cứ so sánh liên văn hóa. Về tổng thể, ba tầng chứng cứ này đều được tác giả tuân thủ theo nguyên tắc chứng cứ đồng đại. Với một khối lượng chứng cứ phong phú và khá xác tín như thế, có thể nói Ngàn năm áo mũ không chỉ là một cuốn từ điển về trang phục mà còn là một kho tư liệu tiềm tàng nhiều vấn đề khác của lịch sử Việt Nam cần được nghiên cứu khai thác.Thứ hai: trong Ngàn năm áo mũ, trang phục không chỉ là một nhân tố của sinh hoạt đời thường, trang phục được hiểu là một phần của văn hiến nước nhà. Trang phục trong cuốn sách gắn liền với các quy chế về lễ nhạc, văn hóa, gắn liền với thái độ chính trị của các triều đại Việt Nam trong tư thế đối diện với Trung Hoa.Thứ ba: Ngàn năm áo mũ đi thẳng vào trung tâm của cuộc tranh luận chưa ngã ngũ về áo mũ Việt Nam lâu nay: Việt Nam có ảnh hưởng hay không ảnh hưởng mũ áo của Trung Hoa? Và nếu ảnh hưởng thì ảnh hưởng như thế nào? Tôi nghĩ những biện giải có chứng cứ xác đáng về các vấn đề đó là điểm khác biệt lớn nhất và có giá trị nhất của cuốn sách này.* Cuốn sách mới ra nhưng đã kịp gây dư luận trái chiều về quan điểm phục dựng (tuy số phục dựng rất ít so với hình ảnh gốc) và nhất là điểm nhìn của tác giả về ảnh hưởng của triết học và văn hóa Trung Hoa đến văn hóa Việt Nam thông qua “áo mũ”. Với tư cách một nhà nghiên cứu văn hóa, chị nhìn nhận thế nào với việc này?- Nói như nhà nghiên cứu Ðinh Thanh Hiếu trong lời tựa cho cuốn sách thì: “Vật đổi sao dời, ngày nay nhìn lại, sinh sau nghìn năm mà muốn nói chuyện nghìn năm trước, cũng không phải dễ dàng”, công việc “hình dung lại nghìn năm trước” như thế tránh sao khỏi những thiếu sót? Hơn nữa, như trên tôi đã nói, cuốn sách đề cập mối liên hệ giữa Việt Nam và Trung Hoa trong quá khứ – đây là một vấn đề nhạy cảm – nên nếu có những quan điểm trái chiều tôi nghĩ cũng là chuyện rất tự nhiên. Thậm chí, như chị cũng thấy, nhiều người nói với tác giả Trần Quang Ðức: nếu các quan điểm đó chỉ ra các chỗ sai sót cho Ngàn năm áo mũ thì nên lấy làm mừng. Tuy nhiên tôi muốn nhấn mạnh rằng các trao đổi cần diễn ra ở một diễn đàn khoa học chính thức và công khai.* Ấn tượng đặc biệt nhất của chị với tư cách độc giả về cuốn sách không hề dễ đọc này?- Một tư liệu công phu, đáng tin cậy, nhiều gợi mở và tất nhiên… là một cuốn sách đẹp.(Báo tuoitre.vn giới thiệu ngày 7/6/2013)THU HÀ thực hiện Xem thêm Thu gọn Ra mắt sách về trang phục VN thời phong kiến ‘Ngàn năm áo mũ’ là công trình nghiên cứu trang phục Việt Nam công phu của nhà nghiên cứu trẻ tuổi Trần Quang Đức. Cuốn sách dựng lại bức tranh trang phục Việt Nam trong cung đình và trang phục dân gian trong khoảng một nghìn năm từ thời Lý đến thời Nguyễn (1009 – 1945).”Ngàn năm áo mũ” chỉ ra sự khác biệt nhất định trong sự phát triển của trang phục cung đình và dân gian. Trang phục cung đình luôn được quy định nghiêm ngặt và có nhiều đổi thay qua các triều đại. Trong khi đó, trang phục dân gian Việt Nam thời phong kiến tự chủ nhìn chung khá ổn định về kiểu dáng và hình thức.Cuốn sách lý giải nguyên do và phân tích mức độ mô phỏng trang phục Trung Hoa trong quy chế trang phục của các triều đại Việt Nam. Coi thể chế và văn hiến Trung Hoa là nguồn tham khảo chính thống, chế độ trang phục cung đình Việt Nam đã chủ động mô phỏng trang phục của Trung Quốc để có được sự uy nghiêm, chuẩn mực tương tự. Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ, trang phục cung đình Việt Nam đều có những nét cách tân độc đáo, làm tôn thêm vẻ uy nghi, sang trọng của vua quan nước Việt.”Ngàn năm mũ áo” đã mô tả chi tiết, tỉ mỉ, sống động nhiều dạng trang phục như bộ Lễ phục Cổn Miện uy nghi của các vị hoàng đế, các bộ Triều phục, Thường phục Lương Quan, Củng Thần, Ô Sa, Bổ phục trang trọng của bá quan, hay Lễ phục Vĩ Địch, Phượng quan lộng lẫy của hoàng hậu…Trang phục của tầng lớp thường dân phổ biến là kiểu áo giao lĩnh, tứ thân, hay lối ăn mặc cởi trần đóng khố của đàn ông và yếm, váy giản tiện của đàn bà. Cuộc cải cách trang phục dân gian diễn ra năm 1744, khi chúa Nguyễn Phúc Khoát thực thi các sắc lệnh thay đổi toàn bộ triều nghi phẩm phục trong cung đình cũng như ngoài dân gian ở Đàng Trong, cấm tất cả các kiểu áo quần, yếm váy, khăn mũ thời trước, bắt buộc mặc quần chân áo chít (tức áo năm thân, áo dài). Đến thời vua Minh Mạng, lối ăn mặc này được áp dụng cho toàn cõi nước Việt và trở thành trang phục dân gian tiêu biểu của Việt Nam.Buổi ra mắt sách “Ngàn năm áo mũ” và giao lưu cùng tác giả diễn ra từ 10h – 12h ngày 27/6 tại Phòng Triển lãm, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, 36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Trần Quang Đức cùng Thạc sĩ Phạm Văn Ánh, Viện Nghiên cứu Văn học Việt Nam và MC – Biên tập viên Nguyễn Hoàng Diệu Thủy – sẽ bàn về quá trình thực hiện nghiên cứu, những đóng góp của cuốn sách đối với nghiên cứu về văn hoá và lịch sử Việt Nam.Trần Quang Đức sinh năm 1985 tại Hải Phòng. Năm 2004, khi đang là sinh viên năm thứ nhất Đại học Quốc gia Hà Nội, anh đoạt giải nhất cuộc thi Cầu Hán Ngữ lần thứ ba dành cho sinh viên chuyên ngành tiếng Hán trên toàn thế giới. Năm 2009, anh tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh Trung Quốc. Hiện anh là nghiên cứu viên thuộc Viện Nghiên cứu Văn học Việt Nam. Trần Quang Đức đồng thời là dịch giả của các tác phẩm “Trà kinh” (2008), “Chuyện tình giai nhân” (2011) và “Trường An loạn” (2012).(Báo vnexpress.net giới thiệu ngày 26/6/2013)Song Ngư Xem thêm Thu gọn

Tải thêm:   [Tải sách] SaPa Trữ Tình - Thị Trấn Gọi Mời Dừng Bước Lãng Du Ở Miền Cao Bắc Bộ PDF.

Review sách Ngàn Năm Áo Mũ.

Đang cập nhật…

Mua sách Ngàn Năm Áo Mũ bản quyền ở đâu.

Quyển sách Ngàn Năm Áo Mũ hiện được bán với giá 213.000đ, bạn có thể mua trược tiếp sách tại đây.

Tìm kiếm liên quan

Download Ngàn Năm Áo Mũ PDF

Ngàn Năm Áo Mũ Tác giả Trần Quang Đức PDF

Tải sách Ngàn Năm Áo Mũ ebook MOBI

Ngàn Năm Áo Mũ EPUB

Ngàn Năm Áo Mũ full

Ngàn Năm Áo Mũ đọc online

Ngày xuất bản: April 21, 2022 @ 5:12 pm

Cập nhật lúc 10:08 - 21/04/2023
Sách cùng chủ đề

Bình luận